Additionally, paste this code immediately after the opening tag:

DỊ ỨNG LƯU HUỲNH KHI LÀM NAIL BẠN PHẢI LÀM SAO?

06-06-2023

Trong học nghề Nail hay làm Nail, việc sử dụng lưu huỳnh (liquid) trong môn đắp bột, đắp bột 3D, đính đá… là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu bạn gặp phải tình trạng dị ứng lưu huỳnh khi làm nail thì phải xử lý chúng như thế nào? Bị dị ứng có nguy hiểm không? Và nếu muốn tiếp tục công việc thì phải làm sao?

Những bạn đang học nail, thợ nail có tiếp xúc lưu huỳnh thì phải xem ngày bài viết này!

ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH TRONG LÀM NAIL

Lưu huỳnh là sản phẩm không thể thiếu với kỹ thuật nail đắp bột. Nó có tác dụng làm liên kết bột đắp và giúp chúng từ dạng dẻo trở thành dạng khô, có độ cứng và bền chắc.

Lưu huỳnh trong làm nail là dạng thành phẩm đã được sản xuất riêng cho ngành nghề này, và đã được kiểm định về nồng độ, thành phần, hạn chế được ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cụ thể, ứng dụng của lưu huỳnh trong nghệ thuật Nail như sau:

- Đắp bột tạo hình cho móng, nối dài móng

- Đắp hoa nổi, nhân vật 3D bằng bột

- Đính đá, phụ kiện nail chắc chắn

- Dùng để sấy hoặc làm khô các vật dụng

Dù bạn đang học nghề nail hay làm nail, việc phải tiếp xúc với lưu huỳnh là điều không thể tránh khỏi.

DỊ ỨNG LƯU HUỲNH LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Lưu huỳnh là một nguyên tố hóa học, có khả năng gây độc hại ở nồng độ cao, tiếp xúc lâu dài hoặc cơ địa dị ứng với nguyên tố này.

Nguyên nhân gây dị ứng lưu huỳnh có thể là do:

- Bạn có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với hóa chất, hoặc dị ứng với lưu huỳnh

- Tiếp xúc trực tiếp với lưu huỳnh qua da, qua hô hấp trong thời gian dài

- Sử dụng lưu huỳnh kém chất lượng, có nồng độ cao độc hại

Khi bạn có những biểu hiện sau khi tiếp xúc với lưu huỳnh thì có thể bạn đã bị dị ứng với chúng:

- Da tay ngứa ngáy, nóng ra và bị đỏ lên

- Da tay bị khô nhiều, nứt nẻ

- Da tay hoặc da mặt bong tróc liên tục

- Tay bị sưng lên, nứt sâu kèm chảy máu

- Móng bị nhiễm trùng, lở loét nếu dị ứng nặng

- Hoặc bị khó thở, đau đầu, viêm họng, chảy nước mắt, nước mũi khi hít phải lưu huỳnh

Dị ứng với lưu huỳnh có thể ở dạng nhẹ, cấp tính, nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng lưu huỳnh có thể dẫn đến tình trạng viêm da mãn tính hoặc ngộ độc lưu huỳnh. Cần theo dõi và thăm khám bác sĩ khi xảy ra tình trạng dị ứng.

BẠN PHẢI XỬ LÝ TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG NHƯ THẾ NÀO?

Trước hết, khi bị dị ứng lưu huỳnh, bạn cần phải không tiếp xúc với chúng cho đến khi tình trạng bình thường trở lại. Ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự điều trị ở nhà, nếu dị ứng nặng hoặc tình trạng dị ứng không giảm sau vài ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị.

Bạn có thể tham khảo một số cách điều trị dị ứng lưu huỳnh và giảm triệu chứng sau:

- Sử dụng thuốc điều trị dị ứng do dược sĩ kê.

- Sử dụng kem bôi da có chứa Corticosteroid để giảm ngứa, giảm sưng viêm, làm dịu da.

- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa ở vùng da bị dị ứng.

- Có thể dùng nước trà xanh, nước trầu không để làm dịu vùng da bị mẩn ngứa, sần đỏ.

- Bổ sung thêm vitamin để tăng sức đề kháng, mau chóng phục hồi tổn thương trên da.

- Sử dụng kem dưỡng da tay có thành phần dưỡng ẩm, làm dịu để giảm khó chịu cho đôi tay khô sần, nứt nẻ.

- Nếu bạn gặp phải tình trạng dị ứng liên quan đến hô hấp như khó thở, làm mệt, chóng mặt hay ho liên tục, bạn cần phải đến gặp bác sĩ, không tự điều trị tại nhà, dễ xảy ra tình trạng dị ứng nặng, chuyển biến xấu.

Khi bạn đã dị ứng lưu huỳnh, bạn có thể phải tạm ngừng việc học tập hay làm nail để hồi phục lại sức khỏe và làn da.

NẾU ĐÃ BỊ DỊ ỨNG VỚI LƯU HUỲNH CÓ CÒN LÀM NGHỀ NAIL ĐƯỢC KHÔNG?

Tình trạng dị ứng lưu huỳnh không phải ai cũng mắc phải, có thể nó chỉ là tình trạng tạm thời, sau đó không bị tái lại. Nhưng nếu bạn dị ứng liên tục và nặng hơn thì cần lời khuyên của bác sĩ khi muốn tiếp tục nghề nail.

Dù bạn có dị ứng lưu huỳnh hay không thì cũng cần bảo vệ sức khỏe của bản thân và hạn chế việc bị dị ứng bằng những cách sau:

- Thường xuyên đeo găng tay, khẩu trang và kính khi làm việc hoặc tiếp xúc trực tiếp với lưu huỳnh.

- Nếu găng tay full làm bạn không quen thì có thể mua loại dùng cho ngón tay.

- Không sử dụng lưu huỳnh, bột đắp, sơn móng tay… không rõ nguồn gốc, kém chất lượng

- Sử dụng một lượng lưu huỳnh vừa đủ khi làm móng.

- Dưỡng da tay thường xuyên để duy trì độ ẩm và làm dịu da.

- Thải độc cho cơ thể thường xuyên

- Làm thông thoáng nơi làm việc hoặc học nail để mùi lưu huỳnh bay đi nhanh chóng.

Muốn làm nghề Nail lâu dài, những bạn mới học nghề và các thợ nail cần trang bị kiến thức khoa học để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và khách hàng, tránh xa những căn bệnh nghề nghiệp. Theo dõi những bài viết về nghề Nail trên website của World Nail School để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

 
Có thể bạn quan tâm